Chúa Nhật 31 Thường Niên 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh

 

A.        "Chúa Giêsu nói với các đám đông dân chúng và các môn đệ của Người rằng: 'Những vị luật sĩ và những người Pharisiêu làm thày thừa kế Moisen' bởi thế, các người hăy làm mọi sự và giữ mọi sự họ bảo. Nhưng các người đừng theo gương họ... Các người đừng gọi ai dưới đất này là cha. Chỉ có một người cha duy nhất là Đấng ở trên trời. Các người hăy tránh được gọi là Thày. Các người chỉ có Đức Kitô là sư phụ mà thôi. Kẻ cao trọng nhất trong các người sẽ là người phục vụ những người khác. Ai nâng ḿnh lên sẽ bị hạ bệ, song ai hạ ḿnh xuống sẽ được nâng lên'": "Ta là vị đại vương, Chúa các đạo binh phán, và danh Ta sẽ được các dân nước kính sợ... Các ngươi đă bỏ đường ngay nẻo chính, và đă gây cho nhiều người chới với theo giáo huấn của các ngươi' các ngươi đă làm vô hiệu giao ước của Lêvi, Chúa các đạo binh phán. Bởi thế, Ta làm cho các ngươi phải hổ ngươi và hạ bệ trước mọi dân nước, v́ các ngươi không chịu theo các đường lối của Ta, mà lại tỏ ra thiên vị trong những quyết định của các ngươi. Chúng ta chẳng có một Cha hay sao? Thiên Chúa duy nhất đă chẳng tạo dựng nên chúng ta hay sao? Vậy th́ tại sao chúng ta lại bất trung với nhau, lỗi đến giao ước của cha ông chúng ta chứ?" - "Lạy Chúa, xin ǵn giữ linh hồn tôi trong b́nh an của Chúa" (ở đây, theo Sách Lễ Tiếng Anh, câu đáp ca hơi khác: "In you, Lord, I have found my peace" - "Lạy Chúa, tôi đă t́m thấy b́nh an trong Chúa")' "... Anh em ơi, anh em phải nhớ lại những nỗ lực và lao nhọc của chúng tôi: chúng tôi đă không ngừng làm việc ngày đêm như thế nào rao giảng tin mừng của Thiên Chúa cho anh em để tránh hết mọi áp đặt trên anh em. Đó là lư do chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về việc anh em nhận lănh từ chúng tôi sứ điệp không phải như lời của loài người mà là lời của Thiên Chúa tác động nơi anh em là những kẻ tin tưởng".

B-        "Một trong những vị luật sĩ đến cùng Chúa Giêsu mà hỏi: 'Giới răn nào là giới răn thứ nhất trong tất cả mọi giới răn?' Chúa Giêsu trả lời: 'Đây là giới răn thứ nhất: Ôi -ch-Diên, hăy nghe đây! Chúa, Thiên Chúa của chúng ta là Chúa duy nhất! Bởi thế, các ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa của các ngươi hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ḿnh. Đây là giới răn thứ hai: Các ngươi phải yêu thương tha nhân như bản thân ḿnh'": "Moisen nói với dân chúng: 'Hăy kính sợ Chúa là Thiên Chúa của các người, và suốt cuộc đời ḿnh hăy giữ mọi luật điều và giới răn tôi truyền cho các người, để các người được hưởng cuộc sống lâu dài... Ôi -ch-Diên, hăy nghe đây! Chúa là Thiên Chúa của chúng ta, Chúa duy nhất! Bởi thế, các người phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của các người hết ḷng, hết linh hồn và hết sức ḿnh'" - "Lạy Chúa là dũng lực tôi, tôi yêu mến Chúa"' "... V́ tồn tại muôn đời, Đức Giêsu có một thiên chức linh mục không qua đi. Do đó, Người luôn luôn có thể cứu những ai nhờ Người mà đến cùng Thiên Chúa, bởi Người muôn đời sống là để làm môi giới cho họ. Chúng ta cần có một vị thượng tế như vậy: thánh hảo, vô tội, tinh tuyền, vượt trên các tội nhân, cao cả hơn các tầng trời. Không như các vị thượng tế khác, Người không cần dâng hiến lễ hằng ngày, trước là để đền tội lỗi của ḿnh sau là tội lỗi của những người khác' Người đă làm như thế chỉ một lần cho vĩnh viễn, khi Người hiến dâng bản thân Người".

C-        "Vào Giêricô, Chúa Giêsu đi ngang qua thành này. Có một người tên là Giakêu làm trưởng ban thu thuế giầu có. Ông cố để nh́n Chúa Giêsu xem sao, song là người lùn trong đám đông ông không thể nào thấy được. Thế là ông chạy ngay về phía trước, rồi leo lên một cây vả dọc theo lộ tŕnh của Chúa Giêsu để trông thấy Người. Khi đến chỗ đó, Chúa Giêsu ngước lên mà nói: 'Hỡi Giakêu, hăy xuống mau. Hôm nay Tôi có ư định ở lại nhà của ông đó'. Ông vội tụt xuống và hớn hở tiếp đón Người. Nh́n thấy thế, mọi người bắt đầu x́ xèo: 'Ngài đă đến trọ nơi nhà của một tội nhân'. Giakêu không ngần ngại thưa cùng Chúa: 'Lạy Ngài, tôi xin hiến nửa gia tài của tôi cho kẻ khó. Nếu tôi gian lận của ai tí nào, tôi xin trả họ gấp bốn lần'. Chúa Giêsu nói cùng ông: 'Hôm nay ơn cứu độ đă đến với nhà này, v́ ư nghĩa của việc làm con cái Abraham là thế. Con Người đến để t́m kiếm và cứu vớt điều đă hư đi'": "Trước nhan Chúa, toàn thể vũ trụ như một hạt mầm trên cái cân, hay một giọt sương mai nhỏ xuống trên trái đất. Thế nhưng Ngài xót thương tất cả, v́ Ngài có thể làm được tất cả mọi sự' và Ngài phớt lờ những tội lỗi của con người để họ có thể ăn năn. V́ Ngài yêu thương mọi sự hiện hữu và không khinh ghét sự ǵ Ngài đă tạo dựng' v́ điều Ngài ghét, Ngài đă không h́nh thành. Và làm sao một vật có thể tồn tại trừ khi Ngài muốn' hay được bảo tồn, nếu nó không được Ngài truyền khiến? Thế nhưng Ngài dung tha cho tất cả mọi sự, v́ chúng là của Ngài, Ôi Chúa và là Đấng yêu thương các linh hồn, bởi thần trí bất tử của Ngài ở trong tất cả mọi sự!" - "Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa, tôi sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời" (ở đây, theo Sách Lễ Tiếng Anh, câu đáp ca mở đầu hơi khác chút xíu: "I will praise your name for ever, my king and my God" - "Lạy Vua tôi, lạy Thiên Chúa tôi, tôi sẽ...")' "Chúng tôi luôn luôn cầu nguyện cho anh em để Thiên Chúa của chúng ta có thể làm cho anh em được xứng đáng với ơn kêu gọi của Ngài, và để Ngài dùng quyền năng  Ngài hoàn tất mọi ư hướng chân thật nhất cùng  việc làm của đức tin. Nhờ thế, danh Chúa Giêsu được tôn vinh nơi anh em cũng như anh em nơi Người, hợp với tặng ân của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô. Về vấn đề Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đến và việc chúng ta qui tụ lại với Người, chúng tôi xin anh em đừng quá dễ sôi nổi hay khiếp đảm... tin rằng ngày Chúa đến nơi rồi".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Thời gian đă viên trọn. Triều Đại Thiên Chúa đă đến! Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" (Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh năm B),  như trang 294 nhận định, "đó là chủ đề của toàn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, được thể hiện qua Phụng Vụ Lời Chúa ở từng Chúa Nhật trong Mùa". Tuy nhiên, như trang 417 phân tích và nhận định: "Giai đoạn thứ ba của Mùa Thường Niên là 15 tuần nối tiếp, tức kể từ Chúa Nhật 19 Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, cho đến Chúa Nhật 33 Thường Niên Hậu Phục Sinh, một giai đoạn nhắm vào đề tài: 'Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm', để có thể đón chờ ngày Chúa Kitô đến lần thứ hai, ư nghĩa của lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Nhật kết thúc Mùa này". Bởi thế, theo Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 31 Thường Niên tuần này, th́ "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc trung thực truyền đạt giáo huấn của Chúa, là việc thi hành giới luật thứ nhất, và là việc đáp lại xứng đáng hồng ân đă lănh nhận.

 

Trước hết, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc  trung thực truyền đạt giáo huấn của Chúa, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm A. Điều này đă được biểu lộ trong bài Phúc Âm, qua lời "Chúa Giêsu nói với các đám đông dân chúng và các môn đệ của Người", về vai tṛ cũng như về tinh thần của thành phần "làm thày thừa kế Moisen" là "những luật sĩ và những người Pharisiêu", rằng: "Các người hăy làm mọi sự và giữ mọi sự họ bảo. Nhưng các người đừng theo gương họ". Qua lời căn dặn này, Chúa Giêsu chẳng những nhắn nhủ riêng các môn đệ của ḿnh, cũng như chung dân chúng, về việc cư xử khôn ngoan đối với thành phần có quyền giảng dậy trong dân Do Thái, thành phần có quyền cắt nghĩa lề luật Moisen, mà c̣n ám chỉ chính những người đang nghe Người căn dặn nữa, ám chỉ là họ không được sống như vậy, nghĩa là không được nói một đàng làm một nẻo, không được "đặt gánh nặng lên vai người khác trong khi chính ḿnh lại không hề đụng tay vào", như lời Chúa nói trong bài Phúc Âm về hai thành phần có quyền giảng dậy này. Do đó, cũng trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đă rút ra những kinh nghiệm thực hành cho cả các môn đệ của Người cũng như cho đám dân chúng. Hai trong những kinh nghiệm thực hành tiêu biểu nhất này là: "Các người đừng gọi ai dưới đất này là cha. Chỉ có một người cha duy nhất là Đấng ở trên trời. Các người hăy tránh được gọi là Thày. Các người chỉ có Đức Kitô là sư phụ mà thôi". Nếu không, tức nếu con người phủ nhận hay không chấp nhận hai kinh nghiệm thực hành tối căn bản và hệ trọng này, th́ sẽ xẩy ra t́nh trạng như lời Chúa nói với thành phần giảng dậy trong bài đọc thứ nhất, đó là t́nh trạng: "Gây cho nhiều người chới với theo giáo huấn của các ngươi' các ngươi đă làm vô hiệu giao ước của Lêvi... Bởi thế, Ta làm cho các ngươi phải hổ ngươi và hạ bệ trước mọi dân nước, v́ các ngươi không chịu theo các đường lối của Ta, mà lại tỏ ra thiên vị trong những quyết định của các ngươi". Dậy mà không làm gương, không thực hành, th́ có khác ǵ việc con người mặc nhiên cho ḿnh là nhà lập luật, có quyền ra luật th́ cũng có quyền tự chuẩn chước cho ḿnh, tức cũng muốn làm cha thiên hạ, là thày của kẻ khác. Như thế không phải là, theo bài đọc thứ nhất nhận định, họ "bất trung với nhau" ư? Bởi v́, cũng theo bài đọc thứ nhất đặt vấn đề: "Chúng ta chẳng có một Cha hay sao? Thiên Chúa duy nhất đă chẳng tạo dựng nên chúng ta hay sao?" Ngược lại, nếu đặt ḿnh vào đúng vị trí của ḿnh, như Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm: "Kẻ cao trọng nhất... sẽ là người phục vụ", như gương của vị Tông Đồ Các Dân Ngoại trong bài đọc thứ hai, "chúng tôi đă không ngừng làm việc ngày đêm như thế nào rao giảng tin mừng của Thiên Chúa cho anh em để tránh hết mọi áp đặt trên anh em", họ mới có thể kêu lên như câu đáp ca: "Lạy Chúa, tôi đă t́m thấy b́nh an trong Chúa". Có như thế, những lời giảng dậy của họ, hay nội dung giáo huấn của họ, cũng mới có thể nói như vị Tông Đồ Các Dân Ngoại trong bài đọc thứ hai, là "sứ điệp không phải như lời của loài người mà là lời của Thiên Chúa tác động nơi anh em là những kẻ tin tưởng".

 

Sau nữa, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc   thực thi giới luật thứ nhất, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm B. Điều này đă sáng tỏ hết sức trong cả bài Phúc Âm lẫn bài đọc thứ nhất. Trong bài Phúc Âm, việc thực thi giới luật thứ nhất được Chúa Giêsu trả lời cho "một trong những vị luật sĩ hỏi: 'Giới răn nào là giới răn thứ nhất trong tất cả mọi giới răn?', là "các ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa của các ngươi hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ḿnh". Câu Chúa Giêsu nói về giới răn thứ nhất này được trích hầu như nguyên văn (trừ 3 chữ "hết trí khôn") từ Cựu Ước mà bài đọc thứ nhất hôm nay nhắc đến. Thật ra, nội dung của bài Phúc Âm hôm nay cũng giống như nội dung của bài Phúc Âm của Chúa Nhật năm A tuần trước. Cả câu đáp ca cũng vậy, hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, v́ bài Phúc Âm và câu đáp ca của Chúa Nhật năm B tuần này được công bố chung với bài đọc thứ nhất và thứ hai khác với Chúa Nhật năm A tuần trước, do đó, ư nghĩa của Phụng Vụ Lời Chúa mỗi tuần vẫn có một cái ǵ không giống nhau. Nếu bài đọc thứ nhất năm A tuần trước có nội dung về việc thực thi đức bác ái là giới răn thứ hai, th́ nội dung của bài đọc thứ nhất năm B tuần này lại thuần túy nói đến chung "mọi luật điều và giới răn" trong đó nhấn mạnh đến giới luật thứ nhất là giới luật yêu mến Thiên Chúa mà thôi. Nếu bài đọc thứ hai năm A tuần trước hướng về giới răn thứ nhất, khi nói đến trường hợp của Kitô hữu Thessalônica "bỏ những ngẫu tượng mà trở vè cùng Thiên Chúa, để phụng sự Ngài là Đấng hằng sống và là Thiên Chúa chân thật", th́ bài đọc thứ hai năm B tuần này cũng hướng về giới răn thứ nhất, khi nói đến Đức Kitô là "vị thượng tế: thánh hảo, vô tội, tinh tuyền, vượt trên các tội nhân, cao cả hơn các tầng trời. Không như các vị thượng tế khác, Người không cần dâng hiến lễ hằng ngày, trước là để đền tội lỗi của ḿnh sau là tội lỗi của những người khác' Người đă làm như thế chỉ một lần cho vĩnh viễn, khi Người hiến dâng bản thân Người". Như thế, việc thực thi giới luật thứ nhất, đề tài của năm B tuần này, là ở chỗ yêu mến Thiên Chúa qua việc tôn thờ phụng tự, một việc mà để xứng đáng làm, như bài đọc thứ hai nói đến, "chúng ta cần có một vị thượng tế như vậy", v́ theo xác tín cũng của bài đọc thứ hai, "Người luôn luôn có thể cứu những ai nhờ Người mà đến cùng Thiên Chúa, bởi Người muôn đời sống là để làm môi giới cho họ".

 

Sau hết, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc  đáp lại xứng đáng hồng ân đă lănh nhận, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm C. Điều này đă hết sức rơ ràng trong bài Phúc Âm. "Hồng ân đă lănh nhận" nơi ông Giakêu "lùn trong đám đông", "trưởng ban thu thuế giầu có", cũng là "một tội nhân" trước mắt "mọi người", ở đây là ǵ, nếu không phải được Chúa Giêsu nhận biết thành tâm thiện chí của ông trong việc ông "cố để nh́n Chúa Giêsu xem sao" và nhất là lại được chính Người tự động tỏ ra "có ư định ở lại nhà của ông". Và "việc đáp lại xứng đáng" hồng ân mà ông đă nhận được trên đây như thế nào, nếu không phải ông đă "không ngần ngại thưa cùng Chúa: 'Lạy Ngài, tôi xin hiến nửa gia tài của tôi cho kẻ khó. Nếu tôi gian lận của ai tí nào, tôi xin trả họ gấp bốn lần'". Thế nhưng, không phải tự "việc đáp lại xứng đáng hồng ân đă lănh nhận" của ông Giakêu đă làm cho "hôm nay ơn cứu độ đă đến với nhà này", như bài Phúc Âm thuật lại lời của Đấng tuyên bố "Con Người đến để t́m kiếm và cứu vớt điều đă hư đi", mà chính v́, như bài đọc thứ nhất xác nhận, "Ngài xót thương tất cả, v́ Ngài có thể làm được tất cả mọi sự' và Ngài phớt lờ những tội lỗi của con người để họ có thể ăn năn". Không phải ông Giakêu đă ăn năn rồi ơn cứu độ mới đến với ông, mà chính v́ Chúa Giêsu, ơn cứu độ của Thiên Chúa, đến với nhà của ông trước, ông mới tỏ ra ăn năn, được tỏ ra bằng việc muốn đền lại những thiệt hại của kẻ khác do ông gây ra. Chính t́nh thương của Thiên Chúa, Đấng mà bài đọc thứ nhất diễn tả là "Ngài yêu thương mọi sự hiện hữu và không khinh ghét sự ǵ Ngài đă tạo dựng' v́ điều Ngài ghét, Ngài đă không h́nh thành. Và làm sao một vật có thể tồn tại trừ khi Ngài muốn' hay được bảo tồn, nếu nó không được Ngài truyền khiến? Thế nhưng Ngài dung tha cho tất cả mọi sự, v́ chúng là của Ngài", đă làm cho con người cùng với "toàn thể vũ trụ, trước nhan Chúa, như một hạt mầm trên cán cân, hay một giọt sương mai nhỏ xuống trên trái đất", như bài đọc thứ nhất diễn tả, có thể tuyên tụng như câu đáp ca: "Lạy Vua tôi, lạy Thiên Chúa tôi, tôi sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời". T́nh thương của Thiên Chúa đă là nguyên nhân và động lực làm cho con người trở về cùng Ngài như vậy, do đó, họ cần phải biết ơn và đền đáp xứng đáng, điều mà thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai đă nhấn mạnh khi ngỏ ư với Kitô hữu giáo đoàn Thessalônica, là "chúng tôi luôn luôn cầu nguyện cho anh em để Thiên Chúa của chúng ta có thể làm cho anh em được xứng đáng với ơn kêu gọi của Ngài". Hơn thế nữa, qua ḷng biết ơn và đền đáp xứng đáng nơi con ngươi, Thiên Chúa c̣n lợi dụng để làm việc của Ngài, như bài đọc thứ hai đề cập đến, đó là "để Ngài dùng quyền năng Ngài hoàn tất mọi ư hướng chân thật nhất cùng việc làm của đức tin. Nhờ thế, danh Chúa Giêsu được tôn vinh nơi anh em cũng như anh em nơi Người, hợp với tặng ân của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô".

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, trong "Chúa Kitô: Sự Sống Tái Sinh", và qua Bí Tích Rửa Tội, Cha đă đến với chúng con như đă đến nhà của ông Giakêu để mang ơn cứu độ cho chúng con. Xin Cha cho chúng con biết xứng đáng đền đáp hồng ân vô cùng cao cả này, bằng việc yêu mến Cha "hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ḿnh", khi chúng con trung thực loan truyền sứ điệp t́nh thương của Cha cho mọi tạo vật đến muôn đời.